Cách giải quyết công việc theo khoa học

Công việc là thứ tất cả mọi người chúng ta đều phải xử lý hàng ngày. Đa số mọi người đề giải quyết công việc một cách tự phát, cảm tính cá nhân. Làm một cách bản năng ít suy nghĩ, dẫn đến công việc ít khi được xử lý chu đáo, đặc biệt là với các công việc mang tính phức tạp, dài hạn.

Vậy làm thế nào để có thể giải quyết công việc một cách khoa học? Bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn quy trình để xử lý bất kỳ công việc nào. Bạn có thể áp dụng với mọi vấn đề trong cuộc sống và giải quyết 1 cách tốt nhất.

Bước số 1: Xác định rõ ràng mục đích cuối cùng của công việc

Trước tiên để giải quyết 1 công việc bạn cần tìm hiểu rõ mục đích cuối cùng, chính thức của công việc đó là gì.

Ví dụ bạn đang kinh doanh, và vào một ngày đẹp trời bạn nghĩ rằng bạn muốn chạy quảng cáo facebook. Trước tiên bạn bạn cần suy nghĩ thật thật thật kỹ xem mục đích cuối cùng của việc chạy quảng cáo facebook này là gì? bạn muốn tăng lượng khách hàng tiềm năng, muốn tăng doanh số, hay tăng nhận diện thương hiệu của bạn. Xác định rõ ràng điều cuối cùng mình mong muốn là một thứ vô cùng quan trọng.

Bạn phải hiểu được mục đích cuối cùng của việc này nếu không bạn có sẽ đi chệch hướng ngay lập tức. Và đẫn đến kết quả công việc sẽ kém hoặc không còn hiệu quả nữa.

Giả sử bên trên mục đích cuối cùng của bạn là tăng doanh số. Thì tăng doanh số mới là thứ cuối cùng chúng ta hướng đến

Bước số 2. Xác định rõ ràng mục tiêu của công việc đó.

Mục tiêu là thứ được sinh ra để giúp chúng ta đạt được mục đích. Một mục đích có thể có 1 hoặc nhiều mục tiêu đi kèm

Mỗi mục đích khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau. Bạn cần xác định rõ mục tiêu để có thể hoàn thành mục đích của công việc.

Mục tiêu ở đây cần thoả mãn yếu tố SMART

S – SPECIFIC: Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng.

M – MEASURABLE: Định lượng được. Trong ví dụ trên bạn cần chi tiết ra muốn tăng doanh số bao nhiêu : 10, 100, 1000 triệu

A – ACCEPTABLE: Được chấp nhận: Được đồng đội chấp nhận, ủng hộ

R – RELEVANT: Thực tế. Một mục tiêu phải thực tế, phải khả thi, có khả năng đạt được

T – TIME BOUND: Thời hạn hoàn thành của mục tiêu

Bước số 3. Phân tích mục tiêu

Với mục tiêu là tăng doanh số bạn động não, hãy đi học, hãy đi hỏi những người có kinh nghiệm, chuyên gia, để liệt kê ra ít nhất là 10 cách, hoặc là 20 cách để tăng doanh số.  Hãy liệt kê cả những cách điên rồ nhất bạn nghĩ ra được

Tăng số lượng khách hàng tiềm năng, Tăng số lượng đại lý, Tăng giá trị trên 1 đơn hàng, bán nhiều sản phẩm cho một khách hàng, để khách hàng mua lại nhiều lần, …

Tiếp theo đó bạn hãy chọn ra 1-3 cách bạn thấy rằng khả thi nhất để thực hiện. với mỗi cách ở bên trên chúng ta lại tạo ra các mục tiêu nhỏ hơn cho mỗi phần. lại tiếp tục phân tích các mục tiêu nhỏ.

Ví dụ: Các cách tăng lượng khách hàng tiềm năng: Chạy quảng cáo, PR báo, tổ chức hội thảo, hợp tác….

tiếp tục bạn lại chọn ra 1-3 cách khả thi, phù hợp nhất.

Tương tự với các mục tiêu nhỏ hơn tiếp theo.

Bước 4: Giải quyết từng vấn đề nhỏ

Áp dụng bước số 3 và tìm cách giải quyết các vấn đề nhỏ. Các bạn sẽ lặp đi lặp lại bước số 3 cho đến khi nào các bạn ra được các làm cụ thể và bắt tay vào làm việc được.

Sau đó chúng ta sẽ tổng hợp lại tất cả các vấn đề trên lại một cách khoa học, rõ ràng theo các bước lần lượt từ mục đích to nhất cho đến cách làm.

 

Bước 5. Kiểm tra

Rà soát kiểm tra lại tất cả các phần của bước 4. Kiểm tra kỹ càng cẩn thận lại các chi tiết xem có thiếu sót gì không, cần bổ sung gì không.

Đây là bước rất quan trọng để bạn chắc chắn không bỏ sót gì khi bắt đầu bắt tay vào làm để giải quyết công việc.

 

Bạn hãy ghi nhớ và rèn luyện làm theo các vước trên trong tất cả các công việc từ nhỏ đến lớn để tập cho mình thói quen giải quyết công việc theo khoa học. Tôi chắc chăn khi các bạn áp dụng cách này đều đặn thì công việc của bạn sẽ được giải quyết 1 cách suôn sẻ, nhẹ nhàng hơn rất nhiều

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *