Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ và làm thế nào để có trí nhớ tốt

Trí nhớ là một thứ cực kỳ quan trọng mà mỗi người đều sở hữu, trong bất kỳ độ tuổi nào cũng có nhiều người gặp tình trạng là thấy trí nhớ của mình kém đi. Vậy làm thế nào để có trí nhớ tốt hơn.

Trước khi đi vào làm thế nào chúng ta cần tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm trí nhớ. Trong bài viết tôi chỉ đề cập đến độ tuổi trẻ, vì đây là độ tuổi quan trọng trong cuộc đời. Chúng ta có các nguyên nhân dưới đây:

Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ

Tùy vào từng nhóm đối tượng mà nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ cũng có sự khác nhau:

Nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi

  • Căng thẳng, stress, áp lực trong công việc, học tập sẽ khiến cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do, chúng tấn công làm tổn thương, thậm chí chết các tế bào thần kinh và thoái hóa não bộ. Khi đó, trí nhớ sẽ giảm dần và các chức năng của não bộ cũng bị rối loạn.

  • Thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên: khiến não bộ khó giải phóng được các “độc chất” và củng cố khả năng ghi nhớ dài hạn, dẫn đến tình trạng nhớ nhớ quên quên, chậm chạp trong sinh hoạt hằng ngày và giải quyết vấn đề kém.

  • Chế độ dinh dưỡng nhiều đường và dầu mỡ cũng khiến não bộ dễ bị “ăn mòn”, làm giảm khả năng ghi nhớ.

  • Tinh thần yếu sẽ huỷ hoại cuộc sống của bạn hơn bất kỳ căn bệnh nào trên thế giới này
  • Lười vận động: Vận động có khả năng tác động ngược lại não bộ, nó làm cho não bộ nhanh nhạy, hiệu quả hơn.
  • Do tiếp nhận quá nhiều thông tin dẫn đến não bộ cần phải xoá đi các thông tin cũ không dùng đến.

Làm thế nào để có trí nhớ tốt

Làm thế nào để có trí nhớ tốt

1. Rèn luyện tinh thần khoẻ mạnh

Tinh thần là 1 thứ cực kỳ quan trọng. Nó là sức mạnh của linh hồn, nó là thứ nằm bên trong mỗi con người chúng ta. Nó có thể giúp chúng ta vượt qua bất cứ trở ngại nào hoặc là nó cũng là thứ khó khăn hơn bất kỳ trở ngại nào trong cuộc sống.

Có nhiều câu chuyện về những người bị ung thư, sau khi phát bệnh thì chết rất nhanh, đó là do tinh thần của họ yếu, họ suy sụp toàn diện dẫn đến việc ra đi rất nhanh. Và cũng có các câu chuyện về các bệnh nhân ung thư khác có khả năng khôi phục thần kỳ. Tất cả những người đó đều có một tinh thần cực kỳ tốt, họ rất lạc quan, họ tin vào bản thân, tin vào mình có thể chiến thắng được căn bệnh. Và họ đã thành công.

Với trí nhớ của chúng ta cũng vậy. Bạn cần giữ cho mình có một tinh thần lạc quan. Hãy luôn nghĩ rằng trí nhớ của mình rất tốt, cực kỳ tốt. Và khi bạn có niềm tin chắn chắn nó sẽ là như vậy.

Hãy liên tục rèn luyện, luyện tập để có một tinh thần khoẻ mạnh để có thể đứng vững trước bất kỳ khó khăn nào trong cuộc sống.

2. Ghi nhớ thông tin có chọn lọc

Bộ não của bạn như 1 cái ổ cứng, khi nó đầy chúng ta cần phải xoá những dữ liệu không dùng đến đi để thêm các dữ liệu mới vào. Bộ não cũng vậy. những gì chúng ta không dùng đến thì sẽ bị quên đi. Và đôi khi là nó vô tình xoá luôn cả dữ liệu mà chúng ta vẫn đang dùng đến.

Khi bạn đọc, học về một chủ đề nào đó thì hãy chọn lọc những thông tin cần thiết để nhớ nó. Bạn cố gắng nhớ tất cả sẽ làm ổ cứng của bạn nhanh đầy hơn thôi.

Để nhớ lâu hơn bạn cần lặp đi lặp lại những điều cần nhớ bằng cách đọc, nhìn thấy nó liên tục.

Hoặc sử dụng cách tưởng tượng để ghim hình ảnh về vấn đề cần nhớ vào não. Khi nhớ đến hình ảnh thì đồng thời vấn đề đó cũng hiễn ra.

3. Hãy chịu khó vận động

Không nhất thiết bạn phải đi tập gym hay thể dục thể nao phức tạp. Nếu không có điều kiện để luyện tập thì bạn trỉ cần chạy tại chỗ, chống đẩy, …. lặp đi lặp lại liên tục nhiều lần vài động tác đơn giản. Bất kỳ lúc nào rảnh rỗi bạn đều có thể làm được việc này, nó cực kỳ dễ dàng

Bạn nên xắp xếp công việc để có thời gian vận động nhiều, vận động sẽ giúp bạn khoẻ mạnh hơn, trao đổi chất tốt hơn, đầu óc linh hoạt hơn.

 

4. Điều chỉnh chế độ ăn ngủ điều độ, hợp lý

Ăn uống đủ chất, đủ bữa, đều đặn

Thực phẩm có đường có thể có hương vị thơm ngon và cảm thấy sảng khoái lúc đầu, nhưng chúng có thể đóng một vai trò tiềm tàng trong việc gây mất trí nhớ. Các nghiên cứu từ năm 2017 trên các cá thể động vật chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều đồ uống có đường có liên quan đến bệnh Alzheimer.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng uống quá nhiều đồ ngọt, bao gồm cả nước ép trái cây có liên quan với tổng khối lượng não thấp hơn, đây là dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer.

Tránh dung nạp quá nhiều đường có thể giúp chống lại nguy cơ này. Trong khi thực phẩm ngọt tự nhiên chẳng hạn như trái cây, là một bổ sung tốt cho chế độ ăn uống lành mạnh, mọi người có thể tránh đồ uống ngọt có đường và thực phẩm có thêm đường.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng chế độ ăn nhiều calo có thể làm suy giảm trí nhớ và dẫn đến béo phì. Những ảnh hưởng đến trí nhớ có thể do chế độ ăn kiêng nhiều calo dẫn đến viêm những bộ phận quan trọng của não.

Một nghiên cứu từ năm 2009 đã xem xét liệu việc hạn chế lượng calo ở người có thể cải thiện trí nhớ hay không. Những người tham gia là nữ với độ tuổi trung bình 60,5 tuổi đã giảm 30% lượng calo. Kết quả cho thấy rằng họ đã có một sự cải thiện đáng kể về trí nhớ.

 

Ngủ đủ giấc, đúng giờ.

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe não bộ nói chung. Làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ tự nhiên của cơ thể có thể dẫn đến suy giảm nhận thức, vì điều này làm gián đoạn các quá trình não sử dụng để tạo ra ký ức.

Một giấc ngủ đủ thường kéo dài khoảng 7 giờ 9 đêm cho một người trưởng thành, giúp não bộ tạo ra và lưu trữ những ký ức dài hạn.

2 yếu tố này cũng khá quan trọng để giúp bạn có trí nhớ tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *